Khủng hoảng tuổi 20 - Tôi ở đâu trong ngã rẽ cuộc đời?

Khủng hoảng tuổi 20 là tình trạng đáng lo ngại mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng tuổi 20 và làm sao để thoát ra? Hãy cùng Youth Confessions tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

GPA có quan trọng không? “Học vì điểm số” liệu có đúng đắn?

Điểm số, GPA, thứ hạng… Suốt hơn chục năm đi học, có bao giờ bạn cảm thấy áp lực vì những điều này? Tôi đã từng rất mệt mỏi vì nó, nhưng giờ đây thì không. Vậy bí quyết của tôi là gì? Hãy cùng đọc nhé!

Suốt những năm tháng đi học, tôi đã từng rất “đau đầu” bởi điểm số. Điều này chỉ dừng lại khi tôi nhận ra được con đường đúng đắn mà mình thực sự cần hướng đến là gì. Và tôi tin chắc rằng rất nhiều bạn học sinh, sinh viên khác cũng đang cảm thấy mệt mỏi vì GPA.

Vậy GPA có quan trọng không? Tất nhiên là nó có quan trọng, nhưng không phải là tất cả! GPA góp phần quyết định khá nhiều thứ sau này như: bằng cấp sang xịn mịn, cơ hội xét học bổng cao nếu muốn đi du học, cơ hội ứng tuyển công việc tốt hơn. Vì thế, bạn hoàn toàn đúng đắn khi phấn đấu GPA cao cho mình. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc đi học chỉ để kiếm thành tích và điểm số. Suy nghĩ “học vì điểm số” là hoàn toàn sai trái!

Điểm số đôi khi không thể đánh giá hết được khả năng và học lực của bạn. Vì những tiêu chí của người chấm không thực sự khách quan. Đặc biệt đối với một người ghét sự khuôn mẫu như tôi thì tôi cảm thấy việc chấm điểm chỉ đánh giá được một phần nào đó năng lực của bạn. Tôi nhớ cái thời học cấp 2 cấp 3 phải làm bài toán tự luận theo đúng barem thang điểm thì mới được chấm điểm tối đa. Mặc dù cuối cùng thì kết quả cũng ra đúng như nhau, nhưng để được điểm cao thì bạn bắt buộc phải trình bày y nguyên theo các bước như thầy cô dạy, không được thiếu bước nào thì mới đúng ý người chấm. Chính vì thế mới nói “học vì điểm số” là tư tưởng sai lệch khiến chúng ta mất đi sự sáng tạo và phát triển năng lực.

Hơn nữa, việc tôi phản đối suy nghĩ “học vì điểm số” là vì nó nảy sinh ra những “cuộc chạy đua” giành giật điểm cao. Tôi từng chứng kiến, nghe tâm sự từ một người bạn mệt mỏi vì “cuộc chạy đua” này. Anh ta kể với tôi rằng quãng thời gian học tập ấy đã khiến anh quên mất điều bổ ích thực sự từ kiến thức, thay vào đó là những cách thức để chộp giật lấy điểm cao. Bởi thứ mà anh ta quan tâm duy nhất trong quá trình học chỉ là những con số. Đã có những bất công khiến anh cũng phải tìm cách lấy lòng giáo viên để được chấm điểm cao. Có lẽ lúc đầu nó chỉ đơn thuần là một ý chí phấn đấu muốn đạt thành tích tốt cho bản thân và gia đình tự hào về mình, nhưng lâu dần biến tấu thành tiêu cực, làm cho việc học trở nên thực dụng hơn bao giờ hết! 

Khi tôi hiểu rõ ràng về vấn đề này, bản thân tôi cũng phần nào trút bỏ được những trăn trở về điểm số. Tôi đã tìm ra được con đường đúng đắn mà mình thực sự cần hướng đến đó là: hãy chắc chắn rằng bạn đã làm hết sức mình, còn điểm số thế nào cũng không quan trọng. Chỉ cần biết bản thân đã cố gắng hết khả năng có thể, người khác đánh giá bạn ra sao thì đừng quá bận tâm, điểm số cũng chỉ là hình thức mà thôi! Điều quan trọng đó là bạn phải thụ hưởng được những giá trị thực sự khi đi học. Không chỉ là GPA, mà còn là quãng thời gian thanh xuân vườn trường tươi đẹp, được giao lưu bạn bè, tham gia hoạt động ngoại khóa để trau dồi các kỹ năng mềm. Ngoài ra, bạn cần biết vận dụng kiến thức được dạy là hành trang cho nghề nghiệp sau này, học cách tích lũy làm nghề để trở thành những kỹ sư, phóng viên, bác sĩ, marketer thực thụ chứ không phải là một sinh viên ra trường với tấm bằng “Xuất sắc” trên giấy nhưng trống rỗng về trải nghiệm thực tế.

Vì thế, đừng bao giờ buồn phiền vì điểm số, điều bạn cần quan tâm đó là bản thân mình đã cố gắng hết sức chưa? Nếu rồi thì đừng lo ngại nữa nhé! Đừng để GPA trở thành áp lực đè nặng khiến bạn bị stress mệt mỏi. Các bậc phụ huynh cũng vậy, thay vì tự hào vì con được điểm cao thì hãy tự hào vì con đã làm hết sức mình. Đừng đánh đồng điểm số là thang đo cho sự cố gắng của con cái. Mỗi người có một hạn mức riêng, khả năng của A là được 10 điểm, khả năng của B thì chỉ tới mức 7 điểm, nhưng hai người có một điểm chung đó là đã cố gắng hết sức mình - đấy mới là điều quý giá!

Tác giả: Giang Thảo


Nếu bạn đang gặp phải khúc mắc nào hoặc muốn chúng mình chia sẻ về điều gì thì hãy bình luận ở dưới bài viết để Youth Confessions phản hồi sớm nhất nhé!

Nhận xét