Khủng hoảng tuổi 20 - Tôi ở đâu trong ngã rẽ cuộc đời?

Khủng hoảng tuổi 20 là tình trạng đáng lo ngại mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng tuổi 20 và làm sao để thoát ra? Hãy cùng Youth Confessions tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

5 kiểu bị "hành lên hành xuống" khi sinh viên đi làm thêm

Đi làm thêm là một trong những kí ức "bão táp phong ba" của đời sinh viên. Bạn sẽ phải trải qua 7749 cung bậc cảm xúc lên xuống. Sau đây là 5 kiểu bị "hành lên hành xuống" khi sinh viên đi làm thêm:

1. Thời gian thử việc dài đằng đẵng

Một trong những tình huống oái oăm khổ sở nhất đó là thời gian thử việc dài đằng đẵng. Nếu bạn xin làm ở những công việc phục vụ, lao động tay chân phổ thông thì sẽ không gặp phải tình huống này mà thường được nhận vào làm luôn. Tuy nhiên, đối với những bạn sinh viên năm nhất đi xin các công việc văn phòng hay liên quan tới chuyên ngành đang học thì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua các bài test và thời gian thử việc.

Thường thì thời gian thử việc của các công ty đưa ra khi tuyển chọn sinh viên năm nhất vào làm sẽ khoảng 2 tuần (không lương). Nhưng có những nơi thì bạn sẽ bị "bắt nạt" - tức là họ sẽ không đưa ra thời gian thử việc cụ thể mà bắt bạn thử việc cho tới khi nào nhà tuyển dụng cảm thấy bạn làm được thì thôi, còn không thì loại. Thời gian thử việc sẽ dài đằng đẵng khiến bạn cảm thấy vô cùng nản vì chẳng biết bao giờ mới chính thức được nhận, ngoài ra cũng vô cùng hoang mang liệu có bị loại giữa chừng không. Hơn nữa, thời gian thử việc cũng đồng nghĩa với việc là lúc này bạn phải làm không lương cho họ. Do đó, để vượt qua giai đoạn "được ăn cả ngã về 0" này thì các bạn sinh viên phải cực kỳ bền bỉ và ý chí.

2. Sếp góp ý nửa chừng khó hiểu

Không có nỗi khổ nào đắng cay bằng việc sếp góp ý nửa chừng khi sinh viên đi làm thêm. Với tâm lý đi làm thuê kiếm thêm thu nhập, sinh viên tất nhiên luôn luôn sợ cấp trên một mực. Nhất là mỗi khi lỡ bị sếp phê bình hay góp ý thì phải đi sửa sai ngay. Ấy thế nhưng đời đâu có dễ dàng như vậy, nếu đen đủi thì bạn sẽ gặp phải ngay những kiểu sếp chỉ góp ý nửa chừng, không nói hẳn ra mà nói mập mờ để sinh viên tự đoán, tự hiểu và tự sửa. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng rối trí vì nhiều khi không hiểu rõ được ý sếp muốn nói hay hiểu sai ý sếp. Cho dù bạn có cố gắng gặng hỏi lại sếp nữa nhưng họ vẫn cứ mập mờ nửa chừng lại càng khiến bạn bối rối không biết sửa sai kiểu gì. Đó chính là kiểu bị "hành lên hành xuống" rất phổ biến mà sinh viên gặp phải khi đi làm thêm.

3. Bị sai vặt linh tinh

Phận là sinh viên đi làm thêm chắc hẳn khó tránh khỏi bị sai vặt linh tinh "hành lên hành xuống". Đủ các thứ việc vặt vãnh linh tinh sẽ bị dồn sang cho bạn làm. Đôi khi có những việc còn không thuộc trong lĩnh vực bạn xin vào làm hoặc không nằm trong hợp đồng khi tuyển dụng thế nhưng bạn vẫn cứ bị sai làm. Bởi vì nếu không làm thì đồng nghĩa với việc bị đánh giá là "không nhiệt huyết", "lười", "đòi hỏi", "thái độ cãi lại sếp"... và sa thải! 

4. Sếp luôn luôn đúng!

Khi sinh viên đi làm thêm thì hãy nhớ rằng "Sếp luôn luôn đúng"! Dù rất nhiều khi bị oan ức nhưng vì đây là mệnh lệnh rồi nên bạn muốn cũng không cãi được. Cũng bởi vì một phần sinh viên bị coi thường chưa có kinh nghiệm và còn non nớt nên dễ bị bắt nạt, nói phải nghe. Còn nếu như bạn đã đi làm nhiều và có kinh nghiệm cứng cáp về lĩnh vực đó thì cũng đừng quá lo nhé, hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm, kiến thức của mình với cấp trên khi cảm thấy bị oan điều gì.

5. Dễ bị đuổi việc bất cứ lúc nào

Thông thường, sinh viên năm nhất đi làm thêm part-time sẽ không có hợp đồng cụ thể mà chỉ là thời vụ, tạm thời. Do đó, bạn sẽ dễ bị đuổi việc bất cứ lúc nào nếu không làm đúng ý cấp trên hoặc vì một lý do nào đó mà bạn bị cắt giảm nhân lực. Tuy nhiên, hãy luôn cố gắng hết mình để được gắn bó với công việc lâu dài nhất có thể nhé!

Trên đây là 5 kiểu bị "hành lên hành xuống" khi sinh viên đi làm thêm mà mình tổng hợp lại để chia sẻ tâm sự cùng các bạn. Đừng quá lo lắng nhé! Vì đó chỉ là những trường hợp "đen đủi" mà thôi! Tuổi trẻ thì ngại chi không trải nghiệm đúng không nào!

Tác giả: Giang Thảo


Nếu bạn đang gặp phải khúc mắc nào hoặc muốn chúng mình chia sẻ về điều gì thì hãy bình luận ở dưới bài viết để Youth Confessions phản hồi sớm nhất nhé!

Nhận xét