Khủng hoảng tuổi 20 - Tôi ở đâu trong ngã rẽ cuộc đời?

Khủng hoảng tuổi 20 là tình trạng đáng lo ngại mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng tuổi 20 và làm sao để thoát ra? Hãy cùng Youth Confessions tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Tình lỡ

Câu chuyện về tình yêu là chủ đề không mới trong các chủ đề sáng tác của giả Sophia, tuy nhiên lần này các độc giả của Youth Confessions sẽ bắt gặp chân dung của thế hệ nhân vật mới từ truyện ngắn Tình lỡ mang đầy ý nghĩa và có thể là bài học đối với chúng ta.

30 Tết, tiếng cãi nhau nhà hàng xóm vẫn văng vẳng, mẹ tôi thở dài buông khẽ một câu: “Lấy nhau mà khổ thế thì buông đi cho nhẹ nợ”. Tôi có chút giật mình, chợt trong ký hiện lên câu chuyện của ông Ba, một người tôi chưa bao giờ quên trong những câu chuyện của bố về làng Thanh Mai.


Ông Ba là con riêng của cụ tôi, dù ngày xưa gia đình còn khó khăn nhưng từ nhỏ ông đã được cưng chiều hơn hẳn những người anh chị khác, đặc biệt là người duy nhất được cụ tôi truyền nghề làm bánh rán mật gia truyền, khác hẳn những người con còn lại chỉ được giữ chân chiên bánh, nhào bột giúp cụ. Tuy nhiên tôi nghĩ không hẳn vì thế mà ông Ba bị nhiều người ghen ghét đến vậy, làng tôi mỗi nhà có một ngón nghề kiếm sống bằng bằng cách làm những món ăn vặt sau đó gồng gánh đến thành phố, gánh hàng của ông Ba cũng hết sớm nhất, hẳn vì bánh của ông vừa ngon vừa rẻ hẳn vì vẻ ngoài ưa nhìn nếu không muốn nói là đẹp trai của ông làm thu hút biết bao ánh nhìn của khách hàng là phái nữ. Ông đặc biệt có nụ cười duyên đến lạ, chiếc má lúm đồng tiền tươi rói cùng hàm răng trắng sáng đều tăm tắp đon đả mỗi khi mời khách mua hàng, dân làng thường hay kháo nhau: “Cụ Rầu đúng thật biết khéo chọn vợ lẽ, con riêng mà được đẹp như cụ thì ai cũng thích”. Nói là vậy nhưng nhắc đến chuyện dựng vợ gả chồng cho nhà cụ Rầu thì ai nấy cũng đều né tránh, duy có cô Duyên là mê ông như điếu đổ dẫu chịu nhiều điều tiếng dèm pha. 

Người ta vẫn thường ngấm ngầm chê bai hoặc to nhỏ với nhau mỗi buổi họp chợ, có lẽ phần nhiều hơn là sự ghen tị với cặp đôi trai tài gái sắc của làng Thanh Mai, đúng như cái tên được đặt, cô Duyên đẹp cả người lẫn cả nết, gia đình lại khá giả tri thức. Những người rảnh rỗi trong làng chỉ nói vài ba lời tầm phào, câu chuyện đầu môi nhưng những ai tinh ý, hiểu chuyện thỉnh thoảng lại kín kẽ lắc đầu tiếc nuối cho sự dại dột của cô Duyên khi không nghe theo lời của ông giáo Thảo - người có ảnh hưởng bậc nhất trong làng Thanh Mai, dễ gì chấp nhận con rể là người buôn thúng bán mẹt, gia đình bần nông, gia cảnh phức tạp. Đúng như dự đoán, chỉ sau vài tháng xôn xao câu chuyện ông Ba và cô Duyên phải lòng nhau, ông Ba vào tù vì tội vận chuyển thuốc phiện, công an bất ngờ kiểm tra trong mẹt bánh của ông Ba có giấu một gói hàng thuốc phiện, ông chỉ biết bất lực bào chữa bản thân vô tội, yêu cầu cả người dân trong làng ra làm chứng, minh oan nhưng cũng đều vô nghĩa khi công an đã chỉ đích danh tang chứng về tội trạng của ông. 


Ngày ông bị giải đi, cô Duyên khóc như mưa, đôi chân gót sen ngọc ngà trắng muốt chạy tuột cả dép theo chiếc xe bọc thép, mái tóc đen dài xõa tung dính trên khuôn mặt đẫm nước mắt, thảm thiết tên người yêu. Ông Ba đi tù chưa đầy 2 tháng, cô Duyên đi đi lấy chồng. Chồng cô được một người bạn của ông giáo Thảo mai mối từ trước. Hôm cưới cô, cả làng Thanh Mai được ăn bữa cỗ to chưa từng thấy, mâm cỗ đầy đủ 7 món thịt trong những ngày đói kém là điều gì rất đỗi xa hoa, cả làng đều được mời không thiếu nhà ai được ăn cưới con gái rượu nhà ông giáo Thảo, anh em nhà ông Ba cũng được mời. Ai nấy đều hồ hởi ăn uống chúc phúc cho cô dâu mới và tuyệt nhiên không ai nhắc đến chàng rể hụt xấu số đang gặm nhấm nỗi đau oan ức trong nhà đá. Chỉ có cô dâu là nét mặt buồn rười rượi, lớp phấn trắng, đôi môi đỏ được tô vẽ cẩn thận cũng không làm tươi tắn được khuôn trăng của người con gái nhớ người yêu nhiều đêm không ngủ. Như bữa cỗ chia tay lần cuối, kể từ đó, người ta ít thấy cô Mai xuất hiện ở làng Thanh Mai vì nghe đâu chồng cô là công chức, để tiện cho việc trau dồi trình độ chuyên môn nên cần phải lên thành phố tiện cho việc học hành, thi cử. 

Thời gian thấm thoát thoi đưa, ông Ba đã ra sau hơn 2 năm lãnh án, người ta vẫn tưởng vấn ông sẽ trở nên gai góc giống như thằng Chí Phèo thứ hai muốn trở về vạch mặt ăn vạ trả thù đời, nào ngờ ông vẫn thế, vẫn nụ cười tươi rói má lúm với hàm răng trắng nhưng chỉ khác nét về sự nhanh nhẹn nay đã không còn nữa, một sự ngờ nghệch, ngây ngô, ngẫn ngờ từ di chứng của một bên tai bị mất.


Ông vẫn đi bán bánh rán mật, vẫn chăm chỉ ghé thăm người cha già nay đã bệnh nặng mỗi ngày, vẫn bị những người anh chị em cùng cha khác mẹ dè bỉu xỉa xói, dù thương con và hiểu được căn nguyên cơ sự nhưng cụ Rầu lúc này bệnh đã nặng, lực bất tòng tâm không thể làm ngoài việc khuyên bảo ông Ba tu chí làm ăn, tìm một người vợ xa xa nơi này để gia đình êm ấm. Cuộc đời ông Ba những tưởng rằng sẽ êm đềm trôi qua cứ thế đến hết phần đời còn lại, ngờ đầu đến một ngày ông Ba về xin cưới cô Loan, bạn thân của cô Duyên. Lý do thuyết phục vô cùng, cô Loan cưới chạy bầu. Trong làng không ai là không biết trước khi cô Duyên và ông Ba thành đôi, một người cũng say đắm ông Ba không kém đó chính cô Loan, người ta ít nói đến cô dù nhiều lần cô vẫn hay qua nhà cụ Rầu thăm hỏi hay lân la làm thân với các anh em của ông Ba vì cô có vẻ ngoài không được may mắn như những người con gái trong làng, chỉ duy nhất được ưu điểm về gia thế khá giả là điều khiến người ta tôn trọng cô Loan. Hạnh phúc thật hay giả cứ thế đến với ông Ba theo một lẽ tự nhiên hay bất ngờ thì chỉ có người trong cuộc là biết rõ nhất, chỉ biết rằng theo tháng năm sau này ông Ba ngày càng trở nên mải mê với rượu chè nhất là từ khi bỏ hẳn công việc bán bánh rán, ông chỉ toàn tâm toàn ý ở nhà trông coi quản lý mấy mẫu ruộng, cho người làm cày cấy theo yêu cầu của ông bố vợ.


Năm tháng cứ thế qua đi, câu chuyện về chàng thanh niên bán bánh rán điển trai phải lòng cô thiếu nữ bị lừa đi tù để rồi nên duyên với người bạn thân của người yêu cũ cứ thế qua đi, mọi người không còn ai nhắc nhiều về câu chuyện ấy nữa, ông Ba đã chính thức trở thành một ông lão già nua nghiện rượu, suốt ngày ngơ ngẩn, thẫn thờ ngoài đường, cười ngây dại hát những bài đồng dao về tình yêu đôi lứa mỗi khi nhìn thấy bóng dáng của cặp đôi trẻ con cháu của ai về thăm làng:


- Cưới vợ phải cưới liền tay 

Chớ để lâu ngày thiên hạ dèm pha

- Muốn ăn cơm trắng cá kho 

Trốn cha trốn mẹ xuống đò cùng anh 

- Hôm nay sum họp trúc mai 

Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm


Thỉnh thoảng khi có dịp về quê tôi vẫn bắt gặp cô Loan vợ ông dìu người chồng tội nghiệp say xỉn về nhà mà lòng nặng trĩu, buồn cho thân phận của hai con người tìm đến nhau, người thì ban phát tình thương mà lòng hướng về nơi khác, người cầu tình cảm chấp nhận làm người thay thế để trọn đời bên người thương.

Tác giả: Sophia


Nếu bạn đang gặp phải khúc mắc nào hoặc muốn chúng mình chia sẻ về điều gì thì hãy cứ comment ở phía dưới bài viết để Youth Confessions giải đáp nhé!

Nhận xét